Đi thẳng đến nội dung

Thông tin khác

Miền Giá trị
Cập nhật lần cuối 26 tháng 2, 2019
Được tạo ra Không biết
Định dạng PDF
Giấy phép Creative Commons Attribution
Tên Những tác động của việc khai thác nước ngầm trong vòng 25 năm qua lên tình trạng sụt lún ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam
Mô tả

Nhiều vùng đồng bằng sông lớn trên thế giới đang xảy ra tình trạng sụt lún và do đó ngày càng dễ bị tổn thương trước lũ lụt và nước dâng do bão, nhiễm mặn và ngập lụt vĩnh viễn. Tại đồng bằng sông Cửu Long đã ghi nhận tỷ lệ sụt lún hàng năm lên đến vài cm. Khai thác nước ngầm quá mức được nhận định là nguyên nhân chính của thực trạng này. Khi mực nước ngầm giảm, tầng chứa nước bị nén lại dẫn tới sụt lún. Trong 25 năm qua, việc khai thác nước ngầm đã gia tăng đáng kể, biến vùng đồng bằng từ trạng thái thủy văn ổn định sang tình trạng cạn kiệt tầng nước ngầm. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa xác định được chính xác mức độ ảnh hưởng của việc khai thác nước ngầm tới hiện tượng sụt lún ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã áp dụng phương pháp mô hình hóa toàn vùng đồng bằng, bao gồm mô hình thủy văn 3D được tích hợp mô đun sụt lún. Mô hình này cung cấp đánh giá không gian định lượng rõ ràng về sụt lún do nước ngầm gây ra cho toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long kể từ khi bắt đầu khai thác quá mức trữ lượng nước ngầm. Chúng tôi tìm ra rằng sụt lún liên quan đến khai thác nước ngầm đã dần tăng lên trong những thập kỷ qua với tỷ lệ chìm cao nhất hiện nay. Trong 25 năm qua, đồng bằng chìm trung bình ~ 18 cm do hậu quả của việc rút nước ngầm. Tỷ lệ sụt lún trung bình hiện tại do khai thác nước ngầm trong mô hình ước tính tốt nhất của chúng tôi lên tới 1,1 cm yr-1, với các khu vực có độ sụt trên 2,5 cm yr-1, vượt xa tới 10 lần mực nước biển dâng toàn cầu. Với xu hướng gia tăng nhu cầu nước ngầm ở đồng bằng, tỷ lệ hiện tại có thể sẽ tăng trong tương lai gần.

Resource's languages
  • Tiếng Anh